Bế là công đoạn tạo hình, tạo khối cho sản phẩm. Bằng các công đoạn dập, tạo hình, cắt các đường cong đường viền của sản phẩm theo các hình dạng đã được thiết kế từ trước. Tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh như mong muốn của khách hàng. Kỹ thuật bế giấy trong in ấn được sử dụng rộng rãi tại các xưởng in ấn, gia công bao bì giấy, túi giấy, hộp giấy… Chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật bế này qua bài viết dưới nhé.
>>>Xem thêm: Cắt laser bìa lịch độc quyền - Công ty Lịch tết An Khang
Bế là thuật ngữ phổ thông trong gia công thành phẩm sau in, chỉ công đoạn dập giấy đã in theo hình thù đã được thiết kế thông qua khuôn bế để hoàn tất quá trình tạo thành sản phẩm
Thực tế, bế là một công đoạn trong quá trình in ấn. Nó dùng để chỉ hành động tạo hình, tạo khối cho một ấn phẩm thường là cách dập giấy theo khuôn đã được thiết kế trước. Việc này giúp cho sản phẩm có hình thù đẹp mắt như lượn sóng, đục lỗ, tạo viền, trạm hoa văn trên giấy... Bế là một kỹ thuật khá quan trọng trong in ấn và được thực hiện chủ yếu bằng máy dập tự động hoặc bán tự động.
Máy bế
>>>Tham khảo thêm: Tìm hiểu về kỹ thuật ép kim trong sản xuất lịch tết
Kỹ thuật bế ra đời đã tạo ra được nhiều sản phẩm sáng tạo, đẹp mắt và ấn tượng hơn. Hiện nay, trong lĩnh vực in ấn gồm có 3 loại kỹ thuật bế chủ yếu. Cụ thể:
Bế thành phẩm là công đoạn quan trọng khi gia công ấn phẩm. Với kỹ thuật này, người thợ sẽ sử dụng máy dập để tạo hình và cắt các đường cong, đường viền để định hình cho sản phẩm. Mỗi loại ấn phẩm tạo ra sẽ có khuôn bế khác nhau và kết thúc quá trình này ấn phẩm tạo ra sẽ đạt độ hoàn chỉnh cao theo đúng thiết kế ban đầu và có thể sử dụng ngay.
Bế thành phẩm có thể được thực hiện trên 2 loại máy:
Máy dập tự động: Bế với số lượng nhiều, thời gian nhanh
Máy bán tự động: Bế đơn hàng ít, thủ công.
Khuôn bế
>>>Xem thêm: Công nghệ in kỹ thuật số
Kỹ thuật bế nổi hay còn gọi là Letterpress. Đây là công đoạn sử dụng con lăn dập nổi để tạo những chi tiết nổi – chìm trên bề mặt ấn phẩm. Những chi tiết này đã được thiết kế từ trước, chúng có thể là logo, biểu tượng, hoa văn, hình ảnh minh họa,… Kỹ thuật bế nổi ứng dụng khá phổ biến trong đời sống, các bạn có thể dễ dàng nhìn thấy qua các ấn phẩm như Name card, Voucher, Catalogue, Brochure,…
Khuôn bế dập nổi hay còn gọi là con lăn dập nổi, tạo nên những hoa văn, họa tiết, ký tự nổi – chìm trên các sản phẩm in ấn
Cách chế tạo khuôn bế nổi khác với các loại khuôn bế khác. Người phụ trách công đoạn này cần tính toán chính xác lực nén để vừa đảm bảo hình thù đã thiết kế, vừa không ảnh hưởng đến vật liệu chính của ấn phẩm.
Những phần được bế nổi thường có xu hướng nổi rõ mặt trước trên bề mặt phẳng, mặt sau bị lún vào bên trong. Ta có thể cảm nhận điều này bằng tay.
Kỹ thuật này thường được dùng để thiết kế: logo, biểu tượng, hoa văn họa tiết, hình ảnh, …
Sản phẩm bế hộp giấy
>>>Tham khảo thêm: In metalize là gì? Địa chỉ in metalize uy tín tại Hồ Chí Minh
Kỹ thuật bế khuôn là công việc sử dụng máy dập tự động hoặc bán tự động để tạo ra các loại decal có hình ảnh thiết kế như đúng ý định ban đầu. Sau đó, người ta sẽ lột chúng ra và dán lên các sản phẩm cần thiết. Trong đó, Logo dán, hình ảnh tem nhãn là kết quả khi ứng dụng kỹ thuật bế khuôn.
Mục đích của kỹ thuật này là đảm bảo các ấn phẩm tạo ra với số lượng lớn có thể đạt độ chính xác tuyệt đối về hình dạng, kích thước, màu sắc,… Từ đó giúp cho công việc được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian lẫn công sức cho người lao động. Hiện nay, kỹ thuật sử dụng khuôn bế sẽ tạo ra các loại decal giấy, decal nhựa hay các loại tem, nhãn dán với hình ảnh thẩm mỹ, màu sắc bắt mắt.
Khuôn bế là loại khuôn có sẵn có tác dụng định hình sản phẩm, đảm bảo cho các ấn phẩm cần sản xuất với số lượng lớn, chính xác tuyệt đối về hình dạng, kích thước.
>>>Tham khảo: Bồi lịch bìa gấp - Công ty Lịch tết An Khang
Bế đã giúp cho các sản phẩm in ấn đạt giá trị thẩm mỹ cao cũng như rút ngắn thời gian và công sức rất nhiều. Quá trình bế diễn ra theo các bước sau:
Ở bước này, người thợ sẽ thiết lập một tổ hợp các lưỡi dao được uốn liên kết với nhau và gắn tất cả chúng trên đế kim loại hoặc gỗ theo hình thù đã định dạng từ trước. Tùy theo sự phức tạp của hình cần bế người thợ sẽ sử dụng lập trình tự động cho máy hoặc dùng phương pháp thủ công.
Sau khi thực hiện bước 1, người thợ sẽ tiến hành áp dụng kỹ thuật bế khuôn hoặc bế nổi để tạo hình ấn phẩm theo đúng yêu cầu thiết kế ban đầu và đáp ứng đúng mục đích sử dụng.
Kết thúc bước 2, kiểm tra xem sản phẩm đã đạt yêu cầu chưa rồi chuyển qua khâu tiếp theo.
Như vậy qua bài viết này bế trong in ấn nghĩa là gì? Thế nào là bế nổi, bế khuôn và bế thành phẩm đã được làm sáng tỏ. Hy vọng những chia sẻ trên là hữu ích cho bạn.
LỊCH TẾT AN KHANG